Hoàng đế Danh_sách_Hoàng_đế_Nhà_Hán

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú (5 – 57 CN; cai trị: 25 – 57). Tranh vẽ bởi họa gia Diêm Lập Bản thời Nhà Đường (600–673).

Thời kỳ Nhà Hán: 202 TCN – 220, cụ thể bao gồm Tây Hán (202 TCN – 9) và Đông Hán (25 – 220). Suốt bốn thế kỷ thống trị Trung Quốc, Nhà Hán xây dựng được nhiều hình thái đặc biệt cho lịch sử Trung Quốc. Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi chiến thắng Hán – Sở tranh hùng, đã lập ra Nhà Hán nối tiếp Nhà Tần, tiếp tục mở rộng Trung Quốc thành một đế quốc rộng lớn có đủ sức mạnh sánh ngang với La Mã, là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhà Hán cũng là thời đại bắt đầu của việc đặt tên và lan truyền cách đặt tên người Hán.[16]

Sau khi Cao Tổ qua đời, tình hình chính trị Nhà Hán trở nên phức tạp với nhiều cuộc đảo chính và quyền lực bị Thái hậu Lã Hậu nắm lấy.[17] Quyền lực họ Lưu cuối cùng phục hồi dưới thời Văn Cảnh chi trị (文景之治) của Hán Văn Đế Lưu Hằng,[18] Hán Cảnh Đế Lưu Khải,[19] đất nước thái bình chi trị. Nhà Hán tiếp tục đẩy mạnh và đạt đến đỉnh cao dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt,[20] được xem là một trong những Hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc. Sau Vũ Đế, Nhà Hán gặp phải biến cố về tình hình kinh tế - xã hội, được kiếm soát trong thời Chiêu Tuyên trung hưng của Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng[21] và Hán Tuyên Đế Lưu Bệnh Dĩ.[22] Tây Hán dần suy tàn và quyền lực hoàng gia bị cướp lấy bởi Vương Mãng.[23]

Vào đúng thời điểm đó, Lưu Tú,[24] một người con cháu dòng dõi họ Lưu đã lãnh đạo sự nghiệp phục hồi quyền lực dòng họ Lưu, đã đánh bại các lực lượng tiếm quyền và cát cứ, mở ra thời kỳ thịnh trị tiếp theo của Nhà Hán sau nhiều năm biến động, một lần nữa khôi phục, lập ra Đông Hán: Hán Quang Vũ Đế và Quang Vũ trung hưng (光武中興). Nhà Hán tiếp tục phát triển thời Minh Chương chi trị (明章之治) của Hán Minh Đế Lưu Dương[25] và Hán Chương Đế Lưu Đát,[26] mức độ tốt thời Vĩnh Nguyên chi trị (永元之治) của Hán Hòa Đế Lưu Triệu.[27] Trong các thời kỳ cuối, các Hoàng đế Nhà Hán dần mất đi quyền lực bởi các thế lực nổi loạn và kết thúc ở thời Tam Quốc.

Danh sách

Dưới đây là danh sách đầy đủ Hoàng đế của Nhà Hán, bao gồm tên huý, thuỵ hiệuniên hiệu. Không bao gồm trong danh sách này là nhiếp chính hay Hoàng thái hậu chấp chính:

Niên biểu Nhà Hán:
  Tây Hán: 202 TCN–9
  Nhà Tân: 9–23
  Giai đoạn chuyển giao: 23–25
  Đông Hán: 25–220
202 TCN263
Danh sách vua Nhà Hán
Tranh vẽThụy hiệu[note 1] - Miếu hiệuTên thậtTrị vìNiên hiệuThời gian[note 2]
Nhà Tây Hán (202 TCN–9 CN)
Cao Tổ
Thái Tổ
高祖
太祖
Lưu Bang劉邦k. 206 – 195 TCN[28][29][16]
Huệ Đế惠帝Lưu Doanh劉盈195–188 TCN[30]không có[31]
Tiền Thiếu Đế前少帝Lưu Cung劉恭188–184 TCN[32]không có[33]
Hậu Thiếu Đế後少帝Lưu Hồng劉弘184–180 TCN[32]không có[34]
Văn Đế
Thái Tông
文帝
太宗
Lưu Hằng劉恆180–157 TCN[35]Kiến Nguyên前元179–164 TCN[36]
Hậu Nguyên後元163–156 TCN[37]
Cảnh Đế
không miếu hiệu
景帝Lưu Khải劉啟157–141 TCN[35]Tiền Nguyên前元156–150 TCN[38]
Trung Nguyên中元149–143 TCN[39]
Hậu Nguyên後元143–141 TCN[40]
Vũ Đế
Thế Tông
武帝
世宗
Lưu Triệt劉徹141–87 TCN[41]Kiến Nguyên建元141–135 TCN[42]
Nguyên Quang元光134–129 TCN[43]
Nguyên Sóc元朔128–123 TCN[44]
Nguyên Thú元狩122–117 TCN[45]
Nguyên Đỉnh元鼎116–111 TCN[46]
Nguyên Phong元封110–105 TCN[47]
Thái Sơ太初104–101 TCN[48]
Thiên Hán天漢100–97 TCN[49]
Thái Thủy太始96–93 TCN[50]
Diên Hòa征和92–89 TCN[51]
Hậu Nguyên後元88–87 TCN[52]
Chiêu Đế
không miếu hiệu
昭帝Lưu Phất Lăng劉弗陵87–74 TCN[53]Thủy Nguyên始元86–80 TCN[54]
Nguyên Phượng元鳳80–75 TCN[55]
Nguyên Bình元平74 TCN[56]
Xương Ấp Vương昌邑王 hoặc 海昏侯Lưu Hạ劉賀74 TCN[32]Nguyên Bình元平74 TCN[56]
Tuyên Đế
Trung Tông
宣帝
中宗
Lưu Bệnh Dĩ劉病已74–49 TCN[53]Bản Thủy本始73–70 TCN[57]
Địa Tiết地節69–66 TCN[58]
Nguyên Khang元康65–61 TCN[59]
Thần Tước神爵61–58 TCN[60]
Ngũ Phượng五鳳57–54 TCN[61]
Cam Lộ甘露53–50 TCN[62]
Hoàng Long黃龍49 TCN[63]
Nguyên Đế
Cao Tông
元帝
高宗
Lưu Thích劉奭49–33 TCN[64]Sơ Nguyên初元48–44 TCN[65]
Vĩnh Quang永光43–39 TCN[66]
Kiến Chiêu建昭38–34 TCN[67]
Cánh Ninh竟寧33 TCN[68]
Thành Đế
Thống Tông
成帝
統宗
Lưu Ngao劉驁33–7 TCN[64]Kiến Thủy建始32–28 TCN[69]
Hà Bình河平28–25 TCN[70]
Dương Sóc陽朔24–21 TCN[71]
Hồng Gia鴻嘉20–17 TCN[72]
Vĩnh Thủy永始16–13 TCN[73]
Nguyên Đình元延12–9 TCN[74]
Tuy Hòa綏和8–7 TCN[74]
Ai Đế
không miếu hiệu
哀帝Lưu Hân劉欣7–1 TCN[64]Kiến Bình建平6–3 TCN[75]
Nguyên Thọ元壽2–1 TCN[75]
Bình Đế
Nguyên Tông
平帝
元宗
Lưu Khản劉衎1–6[64]Nguyên Thủy元始1–5[76]
Nhũ Tử Anh1孺子Lưu Anh劉嬰6–9[64]Cử Nhiếp居攝6–8[77]
Sơ Thủy初始8–9[78]
Nhà Tân (9–23 CN)
Nhà Tân của Vương Mãng (王莽)
Tân Thái Tổ
9–23 CN[79]Thủy Kiến Quốc始建國9–13 CN[80]
Thiên Phượng天鳳14–19[81]
Địa Hoàng地皇20–23[82]
Giai đoạn chuyển giao
Canh Thủy Đế
Diên Tông
更始帝
延宗
Lưu Huyền劉玄23–25[83]Canh Thủy更始23–25[84]
Nhà Đông Hán (25–220)
Quang Vũ Đế
Thế Tổ
光武帝
世祖
Lưu Tú劉秀25–57 CN[85]Kiến Vũ建武25–56[86]
Kiến Vũ Trung Nguyên建武中元56–57[87]
Minh Đế
Hiển Tông
明帝
顯宗
Lưu Dương劉陽57–75[88]Vĩnh Bình永平57–75[89]
Chương Đế
Túc Tông
章帝
肃宗
Lưu Đát劉炟75–88[90]Kiến Sơ建初76–84[91]
Nguyên Hoà元和84–87[92]
Chương Hoà章和87–88[93]
Hòa Đế
Mục Tông
和帝
穆宗
Lưu Triệu劉肇88–106[94]Vĩnh Nguyên永元89–105[95]
Nguyên Hưng元興105[96]
Thương Đế
không miếu hiệu
殤帝Lưu Long劉隆106[97]Duyên Bình延平9 tháng năm 106[98]
An Đế
Cung Tông
安帝
恭宗
Lưu Hỗ劉祜106–125[99]Vĩnh Sơ永初107–113[100]
Nguyên Sơ元初114–120[101]
Vĩnh Ninh永寧120–121[102]
Kiến Quang建光121–122[102]
Diên Quang延光122–125[103]
Thiếu Đế

(Bắc Hương hầu)

少帝 hoặc 北鄉侯Lưu Ý劉懿125 [104]Diên Quang延光125[103]
Thuận Đế
Kính Tông
順帝
敬宗
Lưu Bảo劉保125–144[105]Vĩnh Kiến永建126–132[106]
Dương Gia陽嘉132–135[107]
Vĩnh Hòa永和136–141[108]
Hán An漢安142–144[109]
Kiến Khang建康144[109]
Xung Đế
không miếu hiệu
沖帝Lưu Bỉnh劉炳144–145[110]Vĩnh Hi永熹145[111]
Chất Đế
không miếu hiệu
質帝Lưu Toản劉纘145–146[110]Bản Sơ本初146[111]
Hoàn Đế
Uy Tông
桓帝
威宗
Lưu Chí劉志146–168[112]Kiến Hòa建和147–149[113]
Hòa Bình和平150[114]
Nguyên Gia元嘉151–153[114]
Vĩnh Hưng永興153–154[114]
Vĩnh Thọ永壽155–158[115]
Diên Hi延熹158–167[116]
Vĩnh Khang永康167[117]
Linh Đế
không miếu hiệu
靈帝Lưu Hoằng劉宏168–189[118]Kiến Ninh建寧168–172[119]
Hy Bình熹平172–178[120]
Quang Hòa光和178–184[121]
Trung Bình中平184–189[122]
Thiếu Đế

(Hoằng Nông vương)

少帝 hoặc 弘農王Lưu Biện劉辯189[104]Quang Hi光熹189[123]
Chiêu Ninh昭寧189[123]
Hiến Đế獻帝Lưu Hiệp劉協189–220[124]Vĩnh Hán永漢189[123]
Sơ Bình初平190–193[125]
Hưng Bình興平194–195[126]
Kiến An建安196–220[127]
Diên Khang延康220[128]
1 — Nhu Tử Anh là hoàng tử, chưa thực sự là Hoàng đế Nhà Hán. Chính thức ngai vàng Nhà Hán bị bỏ trống trong thời gian năm 06 đến 09 CN.